Vệ sinh và kiểm tra phanh trống
Vệ sinh và kiểm tra phanh trống, 36, Tiên Tiên, Mua Bán Xe Máy
, 14/05/2015 15:05:59Phanh tang trống thường bị nhiều chủ xe lãng quên đến khi thực sự có vấn đề xảy ra.
Có thể bạn cần biết:
>> In phun uv, Sản phẩm in phủ uv, In UV định hình, In UV toàn phần
Phanh tang trống phức tạp hơn phanh đĩa, nên không phải ai cũng có thể tự bảo dưỡng và thay thế các chi tiết của phanh. Hơn nữa, phanh tang trống cũng có nhiều loại, cấu tạo khác nhau. Chính vì vậy, thậm chí kể cả những chuyên viên kỹ thuật tại các gara mà không quen việc cũng có thể gặp khó khăn trong việc lắp lại sau khi đã tháo tung ra.
Là hệ thống đảm bảo sự an toàn cho xe máy, phanh tang trống cũng cần được bảo trì định kỳ, có thể kết hợp với lịch bảo dưỡng hoặc thường xuyên hơn với những xe có điều kiện hoạt động khắc nghiệt như bùn lầy, ngập nước bẩn. Các sự cố thường gặp có thể là chất bẩn bám nhiều vào trống phanh, làm giảm sự thoát nhiệt, hoặc bám vào má phanh làm giảm hiệu quả phanh, hoặc làm hoen gỉ và hỏng các chi tiết trong hệ thống phanh.
- Công việc nhiều chủ xe máy có thể tự làm là vệ sinh và kiểm tra bên trong hệ thống phanh sau những chuyến đi bị ngập bùn lầy hay bụi bẩn lâu ngày mà việc rửa xe thông thường không thể giải quyết được. Việc vệ sinh phanh tang trống ở bánh sau sẽ giúp phanh thoát nhiệt tốt, đảm bảo hiệu quả phanh, lâu mòn má phanh, đồng thời phát hiện những nguy cơ hỏng hóc. Các bước cụ thể như sau (ở đây sẽ không đề cập đến việc thay thế và sửa chữa phanh hỏng):
- Nhả phanh tay, chèn các bánh trước, nới lỏng các ốc bánh sau, dùng kích nâng trục sau lên rồi tháo hẳn bánh sau. Tiếp đó là tháo trống phanh.
- Toàn bộ hệ thống phanh lúc đó sẽ lộ ra. Dùng nước sạch và xà phòng cùng bàn chải nhỏ rửa sạch tất cả các chi tiết của phanh như mâm phanh. Tiếp đó, rửa guốc phanh, các điểm tiếp xúc với chốt định vị guốc phanh, các pít-tông, các lò xo. Má phanh bẩn thì dùng giấy nhám đánh sạch bụi bẩn và rửa lại sạch bằng nước. Có thể kết hợp rửa sạch các chi tiết trong cụm phanh bằng dung dịch vệ sinh hệ thống phanh chuyên dùng.
- Sau khi đã rửa sạch tất cả các ngóc ngách, xịt nước hoặc lau khô hệ thống. Kiểm tra tình trạng của các chi tiết, từ các lò xo, đến độ mòn của má phanh, hay hiện trạng của dây cáp điều khiển phanh tay…
- Hãy nhớ lại hiện trạng hoạt động của chân phanh trước khi vệ sinh. Nếu chân phanh hoạt động bình thường thì chỉ cần lắp lại trống phanh, rồi lắp bánh xe là hoàn thành công việc. Còn nếu phanh phải đạp “sâu” (trên các xe đời cũ) thì có thể guốc phanh cần được điều chỉnh. Các guốc phanh phải được điều chỉnh định kỳ để giữ cho má phanh phải tương đối gần với bề mặt trong của trống phanh.
Vệ sinh và kiểm tra phanh trống Kinh nghiệm xe máy
Các bài viết liên quan đến Vệ sinh và kiểm tra phanh trống, Kinh nghiệm xe máy
- 03/05/2016 Kinh nghiệm khi mua bán nhanh xe Exciter online 2904
- 06/05/2016 Kinh nghiệm vàng khi mua bán xe máy Yamaha Sirius Fi 3827
- 11/12/2015 Kinh nghiệm lái xe máy trong đêm 262
- 11/12/2015 Kinh nghiệm đi xe máy lên dốc và xuống dốc 275
- 14/05/2015 2 bước để tự bảo dưỡng xe máy tại gia 926
- 14/05/2015 Tự sửa một số hỏng hóc thông dụng ở xe máy 1898
- 14/05/2015 Chuẩn đoán bệnh ly hợp xe tay ga 2070
- 14/05/2015 Cách kéo dài tuổi thọ của hệ truyền động xe tay ga 963